Trong thời đại thế giới phẳng hiện nay, có khá nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Các cá nhân cũng thường mượn blog làm nơi trưng bày và buôn bán hàng. Đối với những trang web dạng này thì hình ảnh khá cần thiết và phải cập nhật thường xuyên. Để chủ động trong nguồn hình của mình, người quản lý trang web nên tự chụp lấy hình ảnh sản phẩm. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng làm một light box chụp hình cho những sản phẩm nho nhỏ đơn giản.
1. Hình 1: Chuẩn bị
Bạn sẽ luôn dễ dàng tìm thấy những vật dụng văn phòng sau tại văn phòng hay tại nhà:
– Một dao cắt giấy.
– Một cây thước.
– Một cây viết.
– Một cuộn băng keo.
– Một hộp giấy.
– 4 tờ giấy trắng khổ A3
Bạn sẽ luôn dễ dàng tìm thấy những vật dụng văn phòng sau tại văn phòng hay tại nhà:
– Một dao cắt giấy.
– Một cây thước.
– Một cây viết.
– Một cuộn băng keo.
– Một hộp giấy.
– 4 tờ giấy trắng khổ A3
2. Hình 2,3,4
Mục đích của chúng ta là sẽ cắt bỏ những thành của hộp và dán thay thế bằng những tờ giấy A3. Đầu tiên bạn dùng cây thước để vẽ những đường viền chung quanh hộp.
Sau đó bạn lần lượt dùng dao cắt theo những đường viền chung quanh hộp này. Do chiếc hộp của tôi dài hơn khổ A3 nên tôi đã cắt ngắn nó xuống một chút.
Mục đích của chúng ta là sẽ cắt bỏ những thành của hộp và dán thay thế bằng những tờ giấy A3. Đầu tiên bạn dùng cây thước để vẽ những đường viền chung quanh hộp.
Sau đó bạn lần lượt dùng dao cắt theo những đường viền chung quanh hộp này. Do chiếc hộp của tôi dài hơn khổ A3 nên tôi đã cắt ngắn nó xuống một chút.
3. Hình 5
Bạn dùng băng keo để dán phần phông nền bên trong hộp trước. Nhớ là chỉ cần dán phần trên tờ giấy vào thành hộp và thả cong tờ giấy, giữ cho giấy không bị nhăn hay nếp gấp.
6. Hình 6
Bây giờ bạn hãy dán giấy vào 3 mặt còn lại để có hộp lightbox của mình.
Bạn dùng băng keo để dán phần phông nền bên trong hộp trước. Nhớ là chỉ cần dán phần trên tờ giấy vào thành hộp và thả cong tờ giấy, giữ cho giấy không bị nhăn hay nếp gấp.
6. Hình 6
Bây giờ bạn hãy dán giấy vào 3 mặt còn lại để có hộp lightbox của mình.
7. Hình 7
Chúng ta sẽ dùng ánh sáng tự chế đơn giản để dùng làm đèn rọi cho studio mini này của mình. Bạn hãy tận dụng bất kỳ nguồn sáng nào mà bạn có, ở đây tôi dùng một chiếc đèn đọc sách. Vị trí để đặt đèn sẽ tạo bóng đổ cho vật thể. Đầu tiên tôi đặt đèn ở bên hông phải của hộp lightbox làm chủ đề sáng một bên và đổ bóng sang bên trái. Vì ánh sáng của đèn cũng không mạnh lắm nên tôi chọn thời điểm chụp vào buổi tối. Ngoài ra, nếu đặt chủ đề ở vị trí đáy hộp sẽ thấp, nên tôi dùng một cuốn sách để kê cho chủ đề cao hơn.
Hình 8
Với hình này tôi dùng máy Nikon D40 chỉ với ống kính zoom thông thường 17-55mm.
Các thông số chụp như sau:
Khẩu độ f/9.0
Tốc độ 1/60s
Độ nhạy sáng 800 ISO
Tôi không dùng chân máy để di chuyển cơ động hơn vì vậy phải đưa ISO lên cao để giữ được tốc độ nhanh tránh bị rung tay. Nếu được, bạn hãy dùng chân máy để chụp, việc này cũng khá ích lợi vì khi bạn chụp ở chế độ chậm hơn, thì ISO thấp hơn sẽ giảm noise trên hình.
Các thông số chụp như sau:
Khẩu độ f/9.0
Tốc độ 1/60s
Độ nhạy sáng 800 ISO
Tôi không dùng chân máy để di chuyển cơ động hơn vì vậy phải đưa ISO lên cao để giữ được tốc độ nhanh tránh bị rung tay. Nếu được, bạn hãy dùng chân máy để chụp, việc này cũng khá ích lợi vì khi bạn chụp ở chế độ chậm hơn, thì ISO thấp hơn sẽ giảm noise trên hình.
Hình 9
Khi chụp xong hình 8, hình bị áp sắc màu cam, trong khi chủ đề là màu trắng trên nền phông trắng. Việc này do ánh sáng đèn màu vàng và tôi đặt cân bằng trắng White Balance là Auto. Vì vậy tôi chuyển White balance sang chế độ có ký hiệu là bóng đèn tròn. Trên máy Nikon D40 thì chế độ này có tên là Incandescent, trên các máy khác nó có thể sẽ là một tên khác, ví dụ như Tungsten chẳng hạn. Việc điều chỉnh white balance sẽ giúp máy ảnh đo đúng nhiệt độ màu của ánh sáng để chụp cho màu sắc vật thể trung thực. Việc điều chỉnh của tôi ở đây chỉ có tính chất tương đối. Để chính xác hơn bạn có thể dùng chế độ Custom white balance trên máy để đo nhiệt độ màu của đèn. Tôi cũng chụp hình này với các thông số như hình 8 và chỉ thay đổi chế độ white balance.
Hình 10
Nếu không thích bóng đổ một bên, bạn có thể chuyển đèn lên trên cho ánh sáng từ trên chiếu xuống. Ở hình này tôi phải kê thêm một cuốn sách cho chủ đề gần với nguồn sáng hơn. Bạn có thể điều chỉnh độ cao bằng việc kê thêm bao nhiêu cuốn tùy thích. Vật thể càng gần đèn sẽ nhận được ánh sáng càng nhiều.
Hình 11
Ảnh không bị bóng đổ nhiều do việc ta dùng ánh sáng từ trên chiếu xuống. Ảnh được chụp với các thông số như sau:
Khẩu độ f/7.1
Tốc độ 1/60s
Độ nhạy sáng 800 ISO
Tôi cũng dùng phần mềm Photoshop để chỉnh cho hình sáng thêm một chút.
Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể làm một lightbox để chụp những vật thể nho nhỏ. Ngoài ra bạn cũng có thể chụp bằng nhiều nguồn sáng ví dụ như thêm hai bóng đèn bên hông hộp.Cũng nên nhớ hai đèn này nên cùng loại để nguồn sáng đèn có chung nhiệt độ màu để dễ cân bằng trắng White balance.
Thí nghiệm với nhiều thông số white balace khác nhau sẽ làm cho hình ám những màu sắc không đúng với hình mẫu nhưng chắc chắc sẽ tạo hiệu quả lạ mắt.
Khẩu độ f/7.1
Tốc độ 1/60s
Độ nhạy sáng 800 ISO
Tôi cũng dùng phần mềm Photoshop để chỉnh cho hình sáng thêm một chút.
Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể làm một lightbox để chụp những vật thể nho nhỏ. Ngoài ra bạn cũng có thể chụp bằng nhiều nguồn sáng ví dụ như thêm hai bóng đèn bên hông hộp.Cũng nên nhớ hai đèn này nên cùng loại để nguồn sáng đèn có chung nhiệt độ màu để dễ cân bằng trắng White balance.
Thí nghiệm với nhiều thông số white balace khác nhau sẽ làm cho hình ám những màu sắc không đúng với hình mẫu nhưng chắc chắc sẽ tạo hiệu quả lạ mắt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét